Xuất huyết tiền phòng và những điều cần biết

Tiền phòng là khoảng không gian từ mặt sau giác mạc đến mặt trước của mống mắt, là nơi chứa một dung dịch trong suốt gọi là thủy dịch có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho các thành phần bên trong của mắt. Chấn thương gây xuất huyết tiền phòng là một tình trạng nguy hiểm. Cần tìm hiểu về xuất huyết tiền phòng và các biện pháp điều trị phù hợp.

Xuất huyết tiền phòng là gì?

Xuất huyết tiền phòng là tình trạng chấn thương khiến máu tích tụ ở khoang trước của mắt. Trường hợp xuất huyết tiền phòng nguy hiểm hơn xuất huyết ở kết mạc, tuy rằng có chung biểu hiện là xuất huyết ở mắt.

 

xuat-huyet-tien-phong

 

Các chấn thương xuyên và chấn thương đụng dập nhãn cầu sẽ dẫn đến hiện tượng xuất huyết tiền phòng do vỡ một số mạch máu trong mắt. Xuất huyết tiền phòng có thể đi kèm với xuất huyết buồng dịch kính.

Tùy vào lượng máu tích tụ ở tiền phòng mà bệnh xuất huyết tiền phòng được chia ra làm nhiều cấp độ khác nhau. Lượng máu tích tụ càng nhiều thì độ nguy hiểm của bệnh càng cao. Đồng thời, màu sắc của lượng máu tích tụ cũng thể hiện tình trạng của bệnh, máu màu đỏ đậm hoặc đen được coi là nguy hiểm hơn máu màu đỏ tươi. Tình trạng này gây tổn thương cho mắt rất lớn.

Các mức độ của bệnh xuất huyết tiền phòng

Có 4 mức độ tình trạng của bệnh xuất huyết tiền phòng:

  • Mức độ 1: lượng máu tích tụ chiếm % chiều cao của tiền phòng.
  • Mức độ 2: lượng máu tích tụ chiếm % đến % chiều cao của tiền phòng.
  • Mức độ 3: lượng máu tích tụ chiếm hơn 2 chiều cao của tiền phòng.
  • Mức độ 4: lượng máu tích tụ chiếm toàn bộ tiền phòng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết tiền phòng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng xuất huyết tiền phòng là do mắt bị chấn thương từ bên ngoài khiến nhãn cầu bị tác động mạnh và các mạch máu trong mắt bị vỡ gây xuất huyết. Bên cạnh đó, một số trường hợp xuất huyết tiền phòng tự phát.

xuat-huyet-tien-phong-01

 

Các tình huống chấn thương từ bên ngoài phổ biến trong đời sống thường ngày khiến xuất huyết tiền phòng là: chấn thương do chơi thể thao, đánh nhau, va đập mạnh, tai nạn giao thông… và một số tai nạn nghề nghiệp khác.

Ngoài nguyên nhân do chấn thương từ bên ngoài, xuất huyết tiền phòng còn có thể do các bệnh lý gây ra hoặc do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc mà người bệnh đang sử dụng như: thuốc chống đông máu, các trường hợp bị rối loạn đông máu. Những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường hoặc có khối u trong mắt cũng có nguy cơ mắc bệnh xuất huyết tiền phòng, cần đặc biệt lưu ý.

Biểu hiện của bệnh xuất huyết tiền phòng

Một số biểu hiện của bệnh xuất huyết tiền phòng sẽ xuất hiện ngay sau khi mắt bị chấn thương là:

  • Mắt cảm thấy đau nhiều.
  • Thị lực suy giảm, nhìn mờ hoặc có hiện tượng đám mây che trước tầm nhìn.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.
  • Thấy máu trong tròng mắt.
  • Có thể bị đau đầu dữ dội.

Các triệu chứng của bệnh xuất huyết tiền phòng xuất hiện sớm và rõ ràng, nên khi phát hiện, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời, tránh để tình trạng máu tích tụ ở mắt quá lâu, gây ảnh hưởng tới thị lực và gây khó khăn cho việc điều trị sau này.

 

xuat-huyet-tien-phong-02

 

Các triệu chứng của bệnh xuất huyết tiền phòng nếu để lâu có thể gây ra tình trạng nhiễm máu giác mạc, dính mống mắt, tăng nhãn áp vĩnh viễn, thậm chí gây tổn thương dây thần kinh thị giác và dẫn đến mất thị lực. Nếu bệnh nhân bị xuất huyết nhiều lần thi các triệu chứng xuất hiện sẽ nghiêm trọng hơn lần đầu.

Cách điều trị xuất huyết tiền phòng

Các phương pháp điều trị xuất huyết tiền phòng đều tập trung cho việc làm tan máu ở tiền phòng, giảm nguy cơ tăng nhãn áp và hạn chế tối đa việc xuất huyết thêm.

Phần lớn các trường hợp nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị ngoại trú theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Những trường hợp nặng không thể khắc phục bằng việc uống thuốc, thì cần nhập viện để được bác sĩ theo dõi và có thể phải phẫu thuật để điều trị.

Những lưu ý trong việc điều trị bệnh xuất huyết tiền phòng là:

  • Nên nằm nghỉ ngơi, không được vận động trong vài ngày.
  • Bảo vệ tối đa mắt bằng việc đeo kính thường xuyên.
  • Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Có thể dùng thêm thuốc giảm đau khi mắt quá đau theo sự cho phép của bác sĩ.
  • Khi các triệu chứng không có chiều hướng thuyên giảm, cần đến các cơ sở y tế nhãn khoa thăm khám sớm nhất.