Bảo vệ mắt trước nguy cơ dịch bệnh đau mắt đỏ

Hiện nay, thời tiết với độ ẩm cao thường là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi trùng sinh sôi phát triển nhanh hơn nên bệnh đau mắt đỏ cũng thường xảy ra trong thời gian này

VIÊM KẾT MẠC – ĐAU MẮT ĐỎ LÀ GÌ?

Viêm kết mạc là bệnh lý ở mắt mà dân gian thường gọi Đau mắt đỏViêm kết mạc (Pink Eye – Conjunctivitis) là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm. Khi các mạch máu nhỏ trong kết mạc sưng lên và bị kích thích sẽ khiến cho tròng trắng mắt có màu đỏ hoặc hồng.Bệnh có thể bắt gặp ở bất kỳ ai từ người lớn đến trẻ nhỏ và rất dễ gặp. Bệnh rất dễ lây lan nên việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhất định có thể giúp hạn chế bệnh phát tán.Viêm kết mạc thường không nghiêm trọng, không để lại di chứng về sau và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần

PHÂN LOẠI VIÊM KẾT MẠC

Viêm kết mạc do virus

Virus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ. Hầu hết bệnh do adenovirus gây ra. Ngoài ra, bệnh do một số virus khác gây ra chẳng hạn như các loại virus Corona, simplex virus và varicella-zoster virus.

– Kết mạc mắt đỏ ngứa, chảy nước mắt, cảm giác cộm xốn mắt.

– Phù mi, có thể xuất hiện giả mạc ở mắt.

Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như: Ho, hắt hơi, sốt, viêm họng, nổi hạch.

– Cảm giác chói mắt, giảm thị lực, thâm nhiễm giác mạc.

– Có thể bị một hoặc hai bên.

– Dễ truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh

 

Viêm kết mạc do vi khuẩn

Một số vi khuẩn phổ biến gây viêm kết mạc, bao gồm: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia and Pseudomonas aeruginosa.

– Xuất hiện gỉ mắt (ghèn) màu xanh hay vàng dính 2 mi mắt khi thức dậy

– Ngứa, chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ.

– Trường hợp nặng gây viêm loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi.

– Có thể bị một hoặc cả hai bên mắt.

– Dễ truyền nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh

Viêm kết mạc do dị ứng

Bệnh có thể xuất hiện theo mùa, hay tái phát.

– Chảy nước mắt, ngứa mắt nhiều.

– Thường kèm theo viêm mũi dị ứng.

– Bệnh xảy ra ở cả hai mắt.

 

TRƯỜNG HỢP NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?

Đỏ ngứa một hoặc cả hai mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt.

Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.

Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai.

Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).

Các triệu chứng đau mắt đỏ nghiêm trọng do hóa chất độc hại gây ra bao gồm: đau dữ dội, giảm thị lực, đỏ mắt, sưng tấy.

Việc không giữ sạch kính áp tròng sẽ dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn và bụi bẩn gia tăng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Tuyến lệ bị tắc nghẽn dẫn đến việc mắt bị kích ứng và tích tụ nước mắt. Kích ứng này gây sưng đau, khiến mắt liên tục chảy nước và gia tăng nguy cơ.

Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện, bao gồm các biểu hiện do vi khuẩn gây ra không cải thiện sau 24 giờ sử dụng kháng sinh.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH VIÊM KẾT MẠC:

Để có thể ngăn ngừa được bệnh viêm kết mạc một cách hiệu quả, mọi người nên lưu ý một vài điều sau đây:

* Khi không có dịch:

– Giữ gìn vệ sinh mắt và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày

– Không dụi mắt, che miệng mũi khi hắt hơi.

– Sử dụng khăn mặt, vật dụng cá nhân riêng trong nhà và nơi học tập làm việc.

– Tránh để các loại hóa chất như sữa tắm, dầu gội,… dây vào mắt.

– Sử dụng kính chắn bụi, gió khi ra đường, chọn hồ bơi sạch sẽ và đeo kính bơi

– Vệ sinh mắt với dung dịch Nacl 0.9% hay Nước mắt nhân tạo.

– Có chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, E, v.v..

* Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

– Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm:

– Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Hạn chế tiếp xúc tại những nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế đi bơi.

– Thường xuyên mở cửa thông gió và luôn giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

– Nếu nhà có người bị đau mắt đỏ thì cần được cách ly hợp lý, ví dụ như đeo khẩu trang kể cả khi không ra ngoài, tuyệt đối không ôm hôn người khác nhất là trẻ em.

 

– Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

 

ĐIỀU TRỊ VIÊM KẾT MẠC (ĐAU MẮT ĐỎ) ĐÚNG CÁCH

Điều trị theo nguyên nhân

– Viêm kết mạc do virus: bệnh thường khỏi sau vài ngày mà không cần điều trị. Bệnh nhân có thể chườm mát, rửa mắt bằng nước lạnh và sạch để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Có thể nhỏ nước mắt nhân tạo kèm theo cộng với kháng sinh phòng bội nhiễm.

– Viêm kết mạc do vi khuẩn: nhẹ có thể tự cải thiện 2 – 5 ngày mà không cần điều trị bằng kháng sinh và cũng không để lại bất kỳ biến chứng nào, nhưng có thể mất đến 2 tuần để bệnh khỏi hẳn. Điều trị theo toa bằng kháng sinh nhỏ mắt hoặc mỡ tra mắt của bác sĩ nhằm rút ngắn thời gian viêm nhiễm và lây lan.

– Viêm kết mạc do dị ứng: tìm và cố gắng tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, điều trị bằng các thuốc chống dị ứng, nhỏ nước mắt nhân tạo để làm giảm khó chịu.

Lưu ý khi điều trị viêm kết mạc

– Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt,…Sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ

– Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách: lưu ý không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 – 2 giọt.

– Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Trong trường hợp thấy có xuất hiện các triệu chứng bất thường thì người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

– TUYỆT ĐỐI người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng, dân gian như nhỏ sữa mẹ, đắp hành củ, xông lá trầu,… Ngoài ra, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị để tránh điều trị sai dẫn đến hiệu quả điều trị kém hoặc hậu quả khôn lường khác có thể xảy ra.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *