HIỆN TƯỢNG RUNG GIẬT NHÃN CẦU

RUNG GIẬT NHÃN CẦU

Rung giật nhãn cầu” (RGNC) là những động tác dao động lặp đi lặp lại theo nhịp hoặc không theo nhịp, có chu kỳ, không chủ ý của nhãn cầu và luôn khởi đầu bằng một pha chậm”có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mắt nhưng không do chủ ý của cơ thể. Thông thường nó là chuyển động theo chiều ngang, ngoài ra cũng có thể là chuyển động theo chiều dọc hay xoay tròn.

Cơ chế xảy ra RGNC liên quan đến:

  • Sự định thị vị trí của hệ thống thị giác,
  • Phản xạ tiền đình mắt,
  • Sự phối hợp của các dây thần kinh như thần kinh điều chỉnh cơ vận nhãn…

Khi ảnh lệch ra ngoài hoàng điểm, hệ thống thị giác phát đi tín hiệu điều khiển hệ vận nhãn chuyển động tái định thị của nhãn cầu nhằm đưa các hình ảnh này rơi đúng trở lại trung tâm hoàng điểm và tạo ra chuyển động của nhãn cầu. RGNC xảy ra khi mắt đã không được não điều khiển và phối hợp hoàn hảo nữa.

Trong RGNC, sự di chuyển mắt tiếp theo (pha thứ hai) có thể là pha chậm tạo nên sự di chuyển nhịp nhàng như biểu đồ hình sin gọi là RGNC kiểu quả lắc (pendular nystagmus). Nếu pha thứ hai nhanh gọi là RGNC kiểu lò xo (jerk nystagmus).

  • Rung giật nhãn cầu nói chung chiếm 24/10.000 dân số.
  • Rung giật nhãn cầu bẩm sinh chiếm khoảng 1/6500 trẻ.

RGNC mắc phải thường do bất thường của hệ thống phản xạ tiền đình, do bệnh của hệ thần kinh trung ương. RGNC có thể do tổn thương đơn thuần tại mắt, tổn thương hệ thần kinh trung ương và cũng có thể không tìm thấy nguyên nhân.

Mắt “rung lắc” bệnh nhân sẽ gặp khó khăn vừa không thể tự kiểm soát được tình trạng này, vừa làm giảm khả năng nhìn. Do vậy, họ phải đối diện với không ít phiền toái khi khả năng nhìn bị ảnh hưởng. Đồng thời, tác động về vấn đề thẩm mỹ gây ra bởi bệnh lý này cũng làm người bệnh bận tâm.

NGUYÊN NHÂN GÂY RUNG GIẬT NHÃN CẦU

  • Nguyên nhân tại mắt: loạn dưỡng võng mạc, đục thể thủy tinh bẩm sinh, tật khúc xạ nặng, lé, bệnh võng mạc sắc tố (quáng gà), thiếu mống mắt bẩm sinh hay thiếu sắc tố mống mắt…
  • Nguyên nhân tại não bộ: bệnh lý ở tiểu não, u não, sau viêm não – màng não, não úng thủy, thiếu oxy não, chấn thương não, chấn thương đầu… 
  • Nguyên nhân toàn thân gây nhiễm độc hệ thần kinh: ngộ độc thủy ngân, asen, tai biến tiêm vaccine, nghiện rượu, ngộ độc rượu, sử dụng chất gây nghiện…

Ngoài ra còn có các nguyên nhân như: 

  • Do yếu tố di truyền.
  • Chức năng kiểm soát chuyển động nhãn cầu của mắt trẻ không được phát triển hoàn thiện trong những năm tháng đầu đời.
  • Sử dụng một số loại thuốc như lithium, thuốc chống co giật.
  • Có tới 50% không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
  • Biến chứng của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm mê đạo.
  • Cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12.
  • Mệt mỏi stress và căng thẳng: Thiếu ngủ, làm việc quá mức, hoặc căng thẳng có thể dẫn đến việc nhãn cầu rung giật.
  • Thiếu hụt dưỡng chất: Thiếu hụt các dưỡng chất như magie và kali có thể gây ra các vấn đề liên quan đến cơ bắp, bao gồm cả cơ bắp mắt.
  • Các vấn đề khác: Rung giật nhãn cầu cũng có thể là một triệu chứng của các vấn đề như yếu tố gen, bệnh Parkinson, hoặc các vấn đề về hệ thần kinh.

CÁC LOẠI RUNG GIẬT NHÃN CẦU

Rung giật nhãn cầu sinh lý

Rung giật nhãn cầu sinh lý tức là xuất hiện rung giật nhãn cầu xảy ra trong các hoạt động sinh lý của mắt, thường không ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt.

  • Rung giật nhãn cầu thị – động: là hiện tượng nhãn cầu bị rung giật theo kiểu lò xo, liên tục lặp lại khi người bệnh nhìn vào những sự vật đang chuyển động.
  • Rung giật nhãn cầu do kích thích tiền đình: thường gặp phải ở những người bệnh rối loạn tiền đình.
  • Rung giật nhãn cầu khi nhìn tận ngoài: thường xảy ra khi bệnh nhân đưa mắt nhìn gần vị trí thái dương. Tình trạng này được xếp vào dạng rung giật nhãn cầu kiểu lò xo nhưng biên độ nhẹ.

Rung giật nhãn cầu bẩm sinh

Xuất hiện trước 1 tuổi, được gọi là xuất hiện sớm nếu bệnh khởi phát trước 6 tháng tuổi và xuất hiện muộn nếu bệnh khởi phát sau 6 tháng. 

Thường được xác định khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi, tình trạng rung giật nhãn cầu bẩm sinh, có đặc điểm là cùng hướng, theo chiều ngang duy trì ngay cả khi người bệnh nhìn lên hoặc nhìn xuống và có thể diễn ra liên tục hay ngắt quãng. Thị lực của người bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh có thể vẫn tốt, nhìn gần thì rõ hơn nhìn xa

Người bị bệnh bẩm sinh có thể vẫn có thị lực tốt, nhìn gần rõ hơn nhìn xa. Còn những trường hợp kèm theo mù màu, bạch tạng, khuyết mống mắt, mù bẩm sinh Leber, đục thủy tinh thể bẩm sinh…. khả năng thị lực vị suy giảm. 

Rung giật nhãn cầu mắc phải

Xuất hiện ở những người từ độ tuổi thiếu niên đến trưởng thành gây ra bởi các bệnh u não, chấn thương vùng mắt – sọ đầu, bệnh liên quan đến thần kinh là biến chứng của bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, tác dụng phụ của thuốc…

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT HIỆN TƯỢNG RUNG GIẬT NHÃN CẦU

Rung giật nhãn cầu hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy vậy, có thể điều trị giúp làm giảm tình trạng này bằng các cách sau (tùy thuộc vào các yếu tố như loại rung giật, mức độ bệnh lý của bệnh nhân):

  • Cài đặt cỡ chữ lớn trên màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi hay máy tính để nhìn được dễ dàng hơn. Có thể cho trẻ dùng những sách có in kích thước chữ lớn.
  • Giảm độ chói cho mắt trước tác động của nguồn sáng xung quanh bằng cách đeo kính màu.
  • Đảm bảo không gian nhà thoáng và luôn cấp đủ ánh sáng cho không gian sinh hoạt, học tập và làm việc.
  • Dừng thói quen hút thuốc hoặc uống rượu, bia để giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
  • Bổ sung đầy đủ vi chất, chất dinh dưỡng cần thiết. Cải thiện chế độ ăn uống để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết.
  • Nếu do ngộ độc các loại thuốc điều trị thì nên đổi thuốc.Điều trị giải độc

Khắc phục các triệu chứng do rung giật nhãn cầu

  • Bệnh nhân sử dụng kính điều chỉnh cải thiện tật khúc xạ (Không đeo kính áp tròng vì khi nhãn cầu rung dật cọ sát giữa kính và giác mạc dễ gây tổn thương giác mạc)
  • Nếu rung giật nhãn cầu ảnh hưởng lớn tới thị lực thì người bệnh có thể sẽ phải tiêm botulinum toxin.
  • Sử dụng các loại thuốc giúp điều trị – phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm ở mắt và cải thiện thị giác.
  • Điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây rung giật nhãn cầu, ví dụ như các bệnh: nhiễm trùng mắt, bệnh về não, viêm tai trong,…
  • Phẫu thuật cơ vận nhãn sẽ giúp cải thiện, khắc phục phản xạ rung giật nhãn cầu quá mức.

Phẫu thuật rung giật nhãn cầu

Việc phẫu thuật trên cơ vận nhãn được tiến hành trên một số dạng rung giật nhãn cầu nhất định. Việc phẫu thuật có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và cải thiện thẩm mỹ, tuy có thể làm cải thiện thị lực ở bệnh nhân nhưng thường không làm hết hẳn rung giật nhãn cầu.

Phẫu thuật được chỉ định ở những người có tình trạng rung giật nhãn cầu nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực.

Nói chung, việc điều trị rung giật nhãn cầu chưa có phương pháp nào đặc hiệu. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà có thể điều trị làm giảm bớt tình trạng bệnh lý. Phẫu thuật được chỉ định ở những người có tình trạng nghiêm trọng.

Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị bởi các bác sĩ có chuyên môn cao. Vì vậy hãy thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi mắt có bất kì bất thường nào.

Trung tâm mắt Việt 249 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM

Tel: 028 3810 3579 Hotline/Zalo: 0902 249 368

Mắt Việt 249 Cộng Hoà 94 Mạc Đĩnh Chi, P.Đa Kao, Q.01, TP.HCM

Hotlin/zalo: 0902 994 368

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *