Các câu hỏi thường gặp về lòng trắng mắt

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ

Nguyễn Thị Minh Tâm

Bệnh Viện Mắt Việt

Các câu hỏi thường gặp về lòng trắng mắt như:

  • Lòng trắng mắt bị phồng.
  • Lòng trắng mắt bị đỏ.
  • Viêm kết mạc (đau mắt đỏ).

Để rõ hơn về vấn đề của Các câu hỏi thường gặp về lòng trắng mắt. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Bệnh Viện Mắt Việt nhé!

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs Nguyễn Thị Minh Tâm Bệnh Viện Mắt Việt

Lòng trắng mắt bị phồng? Lòng trắng mắt bị đỏ?

Lòng trắng (tròng trắng) của mắt là cách gọi dân gian của cấu trúc giải phẫu tương ứng với củng mạc mắt. Củng mạc là lớp vỏ trắng bên ngoài giúp định hình mắt.

Phía ngoài lòng trắng được phủ bởi lớp màng trong suốt được gọi là kết mạc cùng với hệ thống mạch máu nhỏ phong phú, có thể thấy rõ khi kết mạc viêm (đau mắt đỏ).

Lòng đen (tròng đen) tương ứng với cấu trúc giải phẫu mống mắt. Được gọi là lòng đen, trên thực tế, mống mắt có màu sắc rất đa dạng như nâu, đen, xanh lam, xanh ngọc,..  tùy thuộc vào chủng tộc. Người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì mống mắt thường có màu nâu hoặc đen nên được gọi là lòng đen.

Mống mắt có khả năng co dãn để điều tiết lượng ánh sáng vào mắt. Khi ra nắng hoặc ánh sáng mạnh, đồng tử co nhỏ để giảm lượng ánh sáng vào mắt; ngược lại, khi trời tối hoặc ánh sáng yếu, đồng tử dãn để tăng lượng ánh sáng vào mắt.

Khoảng đen tròn ngay chính giữa mống mắt được gọi là lỗ đồng tử, nơi ánh sáng xuyên qua vào đến võng mạc (cấu trúc thần kinh của mắt) để từ đó cho ta cảm nhận ánh sáng và hình ảnh.

Phía trước mống mắt là màng cong trong suốt tương ứng với giác mạc.

Xem thêm: Đau mắt đỏ khám ở đâu tại TPHCM?

Các câu hỏi thường gặp về lòng trắng mắt

Lòng trắng mắt bị phồng

Cảm giác mi mắt sưng đỏ kèm theo tròng trắng bị phồng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, trong đó hay gặp do kết mạc bị phù. Đây có thể là phản ứng của kết mạc khi gặp tác nhân gây dị ứng, do đó, có thể kèm với triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa mắt, dụi mắt nhiều. Viêm kết mạc dị ứng là nguyên nhân hay gặp nhất gây tình trạng phù kết mạc.

Trong trường hợp này bạn nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý để rửa trôi tác nhân gây dị ứng, không nên dụi mắt. Bạn đến khám tại Bác sĩ Mắt Việt 249 Cộng Hoà để được khám kỹ lưỡng và lấy dị vật nếu có.

Nếu triệu chứng đi kèm với khó thở, ngứa trong cổ họng, đó có thể là dấu hiệu của phản vệ (một phản ứng quá mức của cơ thể với tác nhân dị ứng), bạn cần khám ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Triệu chứng này có thể tái phát nếu tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, lông chó mèo, tôm cá, hải sản, đậu phộng,… Bạn có thể để ý để tìm ra tác nhân gây dị ứng để dự phòng tái phát.

Tuy nhiên phù kết mạc hay lòng trắng bị phồng rộp có thể gặp trong một số ít trường hợp các bệnh lý khác như tắc tĩnh mạch chủ trên, phù mạch, cường giáp,..

Vậy nên bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đưa ra chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Lòng trắng mắt bị đỏ

Lòng trắng mắt đỏ là triệu chứng hay gặp tại mắt với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, sau đây Bác sĩ Mắt Việt 249 Cộng Hoà nêu ra một số nguyên nhân hay gặp

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Khi lòng trắng đỏ, khởi phát một bên, có thể lan sang mắt bên kia, kèm chảy ghèn. Đó có thể là triệu chứng của viêm kết mạc. Viêm kết mạc có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm,.. Viêm kết mạc có thể lây lan nhanh thành dịch mắt đỏ, đặc biệt tại các trường học.

Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Bác sĩ Mắt Việt 249 Cộng Hoà đưa ra một số lưu ý chăm sóc mắt khi đau mắt đỏ

Không nên dụi tay lên mắt vì tác nhân gây bệnh dính trên tay có thể lây sang mắt kia hoặc lây cho người khác. Rửa tay bằng xà phòng giúp giảm lây nhiễm.

Lau mắt bằng khăn giấy mềm dùng một lần, tránh dùng khăn mặt dùng nhiều lần.

Xem ngay: LASER MỐNG MẮT CHU BIÊN – NHỮNG VẤN ĐỀ BỆNH NHÂN LO LẮNG

Vệ sinh chăn, gối tránh tái phát và lây nhiễm

Trẻ nhỏ có thể nghỉ học để cách ly tránh lây cho trẻ khác trong lớp.

Đi khám bác sĩ, tránh tự ý nhỏ thuốc, đặc biệt các loại thuốc kháng sinh kháng viêm nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: đau mắt đỏ thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày, tuy nhiên, một số trường hợp có thể diễn tiến thành viêm giác mạc (tròng đen), lúc này điều trị sẽ kéo dài, dể tái phát và có khả năng ảnh hưởng đến thị lực nếu không điều trị và theo dõi đúng.

Xuất huyết dưới kết mạc

Chảy máu dưới kết mạc, còn được gọi là xuất huyết dưới kết mạc, là chảy máu từ một mạch máu nhỏ trên lòng trắng của mắt. Nó dẫn đến một đốm đỏ ở lòng trắng của mắt.  Nói chung là hầu như không đau và thị lực không bị ảnh hưởng. Nói chung chỉ có một mắt bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân có thể bao gồm ho, nôn, nâng vật nặng, rặn khi bị táo bón cấp tính hoặc hành động “rặn” khi sinh con, vì những hoạt động này có thể làm tăng huyết áp trong hệ thống mạch máu cung cấp cho kết mạc. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, tiểu đường, tuổi già và thuốc chống đông. Chảy máu dưới kết mạc xảy ra ở khoảng 2% trẻ sơ sinh sau khi sinh thường. Máu tích tụ giữa kết mạc và củng mạc. Chẩn đoán thường dựa trên thăm khám hình thái kết mạc.

Xuất huyết dưới kết mạc
Xuất huyết dưới kết mạc

Tình trạng này tương đối phổ biến, và cả hai giới đều bị ảnh hưởng như nhau. Chảy máu tự phát thường xảy ra phổ biến hơn ở độ tuổi trên 50 trong khi loại chấn thương xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới trẻ. Nhìn chung, hầu hết nguyên nhân lành tính, có thể hết trong 2-3 tuần.

Các nguyên nhân khác:

  • Viêm thượng củng mạc, cườm nước, viêm màng bồ đào, chấn thương,…
  • Do đó, đừng chủ quan trước triệu chứng thường gặp như đau mắt đỏ. Thăm khám chuyên sâu tại Bác sĩ Mắt Việt 249 Cộng Hoà để được chẩn đoán và điều trị là điều cần thiết.

Tài liệu tham khảo

https://en.wikipedia.org/wiki/Chemosis

https://en.wikipedia.org/wiki/Conjunctivitis

https://en.wikipedia.org/wiki/Subconjunctival_bleeding

Mắt Việt 249 Cộng Hoà

Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Tâm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *