CHẮP MI MẮT – NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Tư vấn chuyên môn bài viết

Bác sĩ CKII 

Đặng Đức Khánh Tiên

Bệnh Viện Mắt Việt

Mi mắt của chúng ta có rất nhiều tuyến nhờn (tuyến Meibomian) nằm gần lông mi. Tuyến nhờn tiết chất dầu hòa với nước mắt sẽ giúp giữ cho mắt chúng ta luôn có độ ẩm. Đôi khi tuyến nhờn bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng sẽ gây viêm bờ mi, gây mụn mi mắt sưng đỏ đau – đó là Chắp mi.

Đừng lo lắng để rõ hơn về vấn đề Chắp mi. Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Bệnh Viện Mắt Việt nhé!

Tư vấn chuyên môn bài viết Bs CKII Đặng Đức Khánh Tiên Bệnh Viện Mắt Việt

Vì sao chúng ta bị chắp ở mi mắt?

Mi mắt của chúng ta có rất nhiều tuyến nhờn (tuyến Meibomian) nằm gần lông mi.

Tuyến nhờn tiết chất dầu hòa với nước mắt sẽ giúp giữ cho mắt chúng ta luôn có độ ẩm.

Tuyến nhờn bờ mi (Tuyến Meibomian)

Đôi khi tuyến nhờn bị tắc nghẽn hoặc nhiễm trùng sẽ gây viêm bờ mi, gây mụn mi mắt sưng đỏ đau – đó là Chắp mi.

Chắp biểu hiện như thế nào?

Chắp khởi phát là nốt mụn nhỏ ở mi mắt, đau khi ấn vào, vài ngày sau cơn đau thường có thể tự biến mất.

Chắp có thể gây ra mủ, sưng tấy ở mi mắt nếu bị nhiễm trùng.

Tùy theo kích thước của chắp sẽ gây nhìn mờ.

Xem thêm: Mắt mờ đột ngột nguyên nhân và cách chăm sóc

Chắp có thể tự biến mất hay không? Có cần làm gì (như massage hoặc bóp nặn…) khi mắt bị chắp?

Hầu hết chắp là vô hại. Một mụn chắp có thể tự biến mất mà không cần điều trị.

Tuy nhiên, chắp mi có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng làm ảnh hưởng vấn đề thẩm mỹ cũng như gây khó chịu cho bạn.

Để giúp chắp mau khỏi bạn cần:

  • Chườm ấm và massage mi mắt thường xuyên (mỗi lần khoảng 10 – 15 phút, thực hiện 4 lần mỗi ngày), động tác này giúp mô chắp mau mềm ra – giảm kích thước mụn chắp và kích thích tuyến nhờn bờ mi dãn nở thoát dịch ra ngoài.
  • Chườm ấm đôi khi giúp thoát dịch mủ trong mụn chắp.
  • Nên tẩy trang, vệ sinh bờ mi mỗi tối trước khi đi ngủ.

  • Không nên cố gắng ấn, bóp, nặn chắp: có thể gây phản ứng viêm vì các chất viêm trong mụn chắp có thể lan qua các mô mềm xung quanh.
  • Chắp có thể tự vỡ khi bóp nặn khiến nhiễm trùng nhiều hơn và gây sẹo trên mi mắt.

Trẻ con bị chắp, cách chăm sóc mắt có khác người lớn?

Đối với trẻ con bị chắp, cách chăm sóc tương tự như người lớn:

  • Chườm ấm bằng gạc.
  • Không dụi mắt, bố mẹ không nên tự nặn hay chích chắp cho bé.
  • Rửa tay bé và người chăm sóc thường xuyên.
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chắp có thể nặng hơn nếu bạn làm gì mi mắt?

Tránh trang điểm vùng mắt trong thời gian bị chắp mi vì khi trang điểm sẽ gây tắc nghẽn lỗ tuyến nhờn ở bờ mi, dịch ứ tắc…chắp phát triển to hơn.

Chắp mi, khi nào cần liên hệ bác sĩ? Bác sĩ sẽ giúp gì cho bạn?

Bạn nên đến gặp bác sĩ:

  • Nếu sau vài tuần, chắp không tự khỏi mặc dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc mắt tại nhà.
  • Chắp có dấu hiệu nhiễm trùng (mi mắt sưng đỏ đau, có mủ).
  • Hoặc nếu muốn biết tình trạng chắp mi, muốn đẩy nhanh quá trình lành bệnh.

Bạn sẽ được bác sĩ:

  •  Hướng dẫn cách chăm sóc mắt.
  •  Kê toa thuốc cho bạn.
  •  Và có thể bs sẽ làm thủ thuật nhỏ loại bỏ chất dịch trong bao chắp, hoặc cắt lọc loại bỏ cả bọc chắp mi.

Xem ngay: CẬN THỊ LÀ GÌ? CẬN THỊ CÓ THỂ CHỮA KHỎI KHÔNG?

Thuốc điều trị chắp mi?

Kháng sinh: uống kết hợp nhỏ/ tra mắt.

Kháng viêm Corticoid tại chỗ có thể làm giảm viêm, giảm phù nề, tạo thuận lợi cho bác sĩ thực hiện tiểu phẫu (chích/rạch chắp).

Chích/rạch chắp mi có lâu không, có đau không? Sau rạch chắp có để lại sẹo trên mi mắt hay không và kiêng cử gì ?

Tiểu phẫu rạch chắp mi không tốn nhiều thời gian, khoảng 15 – 20 phút.

Bạn sẽ được gây tê tại chỗ: nhỏ thuốc tê, tiêm thuốc tê kết mạc mi mắt.

Bác sĩ sẽ dùng 1 kẹp nhỏ cố định mi mắt khu trú mụn chắp, dùng dao rạch 1 đường nhỏ trên kết mạc sụn mi, dùng muỗng nạo sạch chất dịch trong bao chắp.

Rửa mắt, tra thuốc mỡ kháng sinh, băng mắt.

Tùy theo vị trí mụn chắp, bác sĩ có thể rạch trong mắt hay ngoài da mi. Nếu loại rạch ngoài da có thể để lại vết sẹo rất nhỏ như 1 nếp nhăn nhỏ trên da mi.

Bạn vẫn sinh hoạt ăn uống bình thường sau khi rạch chắp.

Chắp mi có lây từ mắt này qua mắt kia hay lây cho người khác như bệnh đau mắt đỏ hay không? Cách phòng tránh chắp mi?

Chúng ta đã biết nguyên nhân gây chắp ở mi mắt là do tắc nghễn tuyến nhầy ở mi mắt, do vậy chắp mi không là bệnh lây nhiễm.

Không có cách nào ngăn chặn chắp mi mắt, bạn nên:

  • Giữ vệ sinh bờ mi mắt luôn sạch sẽ.
  • Rửa tay thường xuyên, tránh dụi mắt.
  • Duy trì thói quen chườm ấm mắt.
  • Nếu thường trang điểm hoặc thích nối lông mi nên tẩy trang sạch, đúng cách nhầm hạn chế tắc nghẽn tuyến nhờn bờ mi.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm: có nhiều đường (sữa nguyên chất, sô cô la..), thức ăn nhanh (xúc xích,..).

Mắt Việt 249 Cộng Hoà

Bác sĩ CKII Đặng Đức Khánh Tiên

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *